VAI TRÒ CỦA MÔN MĨ THUẬT ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC

Thứ ba - 26/03/2024 10:42

VAI TRÒ CỦA MÔN MĨ THUẬT ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC

Mĩ thuật là một trong những phương tiện hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ, góp phần giáo dục học sinh phát triển toàn diện.

      Giáo dục mĩ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong nền giáo dục hiện nay. Mĩ thuật là một trong những phương tiện hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ, góp phần giáo dục học sinh phát triển toàn diện. Đồng thời, bước đầu hình thành khả năng cảm thụ, hiểu và thể hiện khả năng sáng tạo. Học cách sáng tạo và trân trọng mĩ thuật nói riêng và nghệ thuật nói chung luôn là hành trang đồng hành với sự phát triển toàn diện của học sinh tiểu học.
       Bên cạnh đó, mục tiêu và nhiệm vụ của môn mĩ thuật ở nhà trường còn góp phần hình thành, phát triển ở học sinh năng lực thẩm mỹ; bồi dưỡng cho học sinh ý thức tôn trọng sản phẩm văn hóa, nghệ thuật, biết yêu thích cái đẹp và từ đó biết vận dụng vào cuộc sống sinh hoạt, học tập hàng ngày. Giáo dục mĩ thuật là hình thức giáo dục nghệ thuật mang tính đặc thù. Nó khơi dậy trong học sinh những cảm xúc hướng tới Chân - Thiện – Mỹ. Mĩ thuật là một hoạt động quan trọng, bản chất của nó là thông qua luyện tập giúp học sinh có tinh thần sảng khoái, ươm mầm những ước mơ tươi đẹp.
       Thông qua việc vẽ tranh và các hoạt động sáng tạo, trẻ học được cách tự thể hiện mình, phát hiện và bày tỏ ngôn ngữ riêng của mình, cũng như học cách nhìn nhận thế giới xung quanh thông qua góc nhìn riêng. Mĩ thuật giúp trẻ phát triển rất nhiều kỹ năng quan trọng:
1. Kỹ năng sáng tạo: Trẻ được khuyến khích trí tưởng tượng, sự sáng tạo và thể hiện ý tưởng của mình qua từng sản phẩm mĩ thuật.
2. Kỹ năng tư duy phân loại và phân tích: Kỹ năng này được tăng cường khi trẻ phải quan sát, phân loại và sắp xếp màu sắc, hình dạng, kích thước và không gian.
3. Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trẻ học cách giải quyết vấn đề khi thử nghiệm với các nguyên liệu khác nhau, biết cách điều chỉnh và kết hợp các kĩ năng để tạo ra sản phẩm mình mong muốn.
4. Kỹ năng tập trung: Vẽ tranh đơn giản hay tạo ra sản phẩm phức tạp thì đều cần đến sự tập trung. Khi trẻ chuyên tâm vào việc mình muốn làm thì kết quả đạt được cũng sẽ cao hơn.
5. Kỹ năng giao tiếp: Trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ của tạo hình như một cách giao tiếp không lời, diễn tả cảm xúc, suy nghĩ và ý tưởng của mình.
6. Kỹ năng phối hợp tay - mắt: Trong quá trình sáng tạo và thực hành đòi hỏi sự phối hợp chính xác giữa tay và mắt để có thể tạo ra được những sản phẩm đẹp mắt. Quá trình rèn luyện được tái hiện nhiều lần qua các chủ đề, các chất liệu sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng quan sát, ghi nhớ và thực hành rất tốt.
7. Kỹ năng kiên nhẫn, kiên trì: Quá trình luyện tập đòi hỏi sự kiên nhẫn, kiên trì. Điều đó giúp trẻ học được cách tiếp tục thực hiện công việc của mình mà không nhanh chóng bỏ cuộc.
8. Kỹ năng tự biểu hiện: Đây là một phương tiện cho trẻ thể hiện suy nghĩ, cá tính và tình cảm của mình. Trẻ có cơ hội tự bày tỏ mình, giúp củng cố lòng tự trọng và sự tự tin của bản thân.
9. Kỹ năng thấu hiểu và trải nghiệm thế giới xung quanh: Trẻ được khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh qua lăng kính nghệ thuật, trở thành "nhà thám hiểm" nhỏ của riêng mình.
10. Kỹ năng quản lý cảm xúc: Nghệ thuật cũng là một phương pháp giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, giúp trẻ biết cách điều chỉnh cảm xúc của mình.
       Vì vậy, Mĩ thuật không chỉ giúp cải thiện các kỹ năng học tập mà còn làm phong phú cuộc sống của trẻ, giúp trẻ vui vẻ, hứng thú hơn với việc học. Trẻ sẽ tích cực hơn trong học tập khi hoạt động học tập mang lại niềm vui. Đặc biệt học Mĩ thuật sẽ giúp trẻ hiểu biết thêm về các nền văn hóa khác nhau, tăng sự nhận thức xã hội và lòng tôn trọng đối với sự đa dạng, phong phú của cuộc sống.
















 

Tác giả: TH Vạn Bảo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây